|
Đánh giá nhanh hiện trạng quản lý chất thải rắn tại cơ sở cách ly trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) - 2022 - no.Số Đặc biệt - tr.280-288
|
|
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế (các trang bị bảo hộ cá nhân), ảnh hưởng tiềm tàng do phát sinh chất thải y tế, các trang bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng, đưa ra các khuyến nghị để cải thiện công tác quản lý chất thải y tế (trang bị bảo hộ cá nhân đã qua sử dụng) tại cơ sở cách ly. Phương pháp nghiên cứu là đánh giá nhanh, kết hợp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, bao gồm cả phỏng vấn sâu và chụp ảnh. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu được thực hiện ở 07 tỉnh/ thành phố tại ba miền Bắc-Trung – Nam, bao gồm 11 cơ sở cách ly. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% các đơn vị cách ly đều có cán bộ, ban thường trực phụ trách về công tác quản lý chất thải, cán bộ được đào tạo về quản lý chất thải. Việc thực hiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn dao động từ 0 -75%. 100% các đơn vị thực hiện phân nhóm và phân loại chất thải y tế tại nguồn. Tổng lượng chất thải hàng ngày tại các đơn vị cách ly trong dịch tăng hơn trước dịch. 100% các cơ sở có khu vực lưu trữ chất thải riêng, với tần suất vận chuyển dao động từ 0,2 – 1 lần/ ngày. Tỉ lệ sử dụng mã màu và dán nhãn, áp phíc đúng theo quy định dao động từ 25% - 85,7%. Do vậy, các cơ sở cách ly cần trang bị hệ thống bảo quản và lưu trữ chất thải lây nhiễm theo đúng yêu cầu của thông tư, nghị định ban hành. Đồng thời cần giám sát chặt chẽ hơn việc phân loại, thu gom chất thải, ….
|
|
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) - 2022 - no.Số Đặc biệt - tr.280-288
|
|
|