Kết quả nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) tại Mường Tè

Kết quả nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) tại Mường Tè
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) một thứ của Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là cây dược liệu đặc hữu thuộc chi Nhâm sâm (Panax). Sâm Lai Châu được người dân bản địa khai thác, sử dụng làm thuốc và bán sang Trung Quốc, đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ trầm trọng (CR). Vì thế, việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sâm Lai Châu tại Mường Tè có ý nghĩa khoa học rất lớn trong công tác bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với việc xác định giá thể gieo hạt Sâm Lai Châu tốt nhất là trên đất mùn với tỷ lệ hạt nảy mầm đạt 71,33%. Nghiên cứu còn xác định được loại hom giống tốt nhất để nhân giống là hom chồi với tỷ lệ ra chồi đạt 88,89%. Nghiên cứu còn xác định được loại thuốc kích thích ra rễ cho hom giống cây Sâm Lai Châu là thuốc bột TTG1 đạt tỷ lệ ra rễ sau 3 tháng 98,89%, số lượng rễ bình quân 6,53 rễ/hom, chiều dài rễ trung bình 4,23 cm.
Trần Hoàng Trang
2016
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 2016, số 23 tr.108-112
Yêu cầu tài liệu số
 STT  Tệp tin số  Tải tệp tin 
1. ket qua nghien cuu nhan giong_5tr
Scroll