Nghiên cứu quy trình xử lí phân ruồi lính đen (hermetia illucens) thành phân hữu cơ sinh học và đánh giá tác động của nó đến cải thiện độ ph, độ ẩm đất

Nghiên cứu quy trình xử lí phân ruồi lính đen (hermetia illucens) thành phân hữu cơ sinh học và đánh giá tác động của nó đến cải thiện độ ph, độ ẩm đất
Quy trình xử lý phân ruồi lính đen kết hợp với than sinh học để sản xuất phân hữu cơ sinh học được tiến hành gồm 70% phân ruồi lính đen kết hợp với 30% than sinh học từ vỏ trấu và chế phẩm ví sinh vật (có chứa các chủng Bacillus subtilis, Streptomyces sp) tất cả các nguyên liệu trên được phối trộn đều. Sau đó tiến hành ủ bán hiếu khí trong 21 ngày có kiểm soát nhiệt độ (65 - 750C), độ ẩm (50%) và 7 ngày tiến hành đảo trộn nguyên liệu 1 lần, kết quả thành phẩm sau khi ủ được phân tích đánh giá chất lượng dựa vào Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về phân bón hữu cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT về Chất lượng phân bón. Phân ruồi sau xử lý ủ hoai có chất lượng như sau: pH: 7,23; OM: 57,07 (%); Nts: 2,46 (%); axit humic: 3,79 (%); axit fulvic: 3,55 (%); K2Ots: 6,94 (%); P2O5ts: 5,34 (%) và tỉ lệ C/N: 11,74. Về các chỉ tiêu kim loại nặng (Cd, Pb, As và Hg) không phát hiện. Về các tỉ tiêu vi sinh vật gây hại (salmonella và E.coli) là không phát hiện. Về các vi sinh vật hữu ích (Streptomyces spp và Bacillus subtilis) đều đạt ở mức từ 108 cfu/g. Qua đánh giá chất lượng của phân ruồi lính đen đến cải thiện pH và khả năng giữ ẩm trên đất xám, kết quá thực nghiệm cho thấy với lượng bón 6000 kg/ha trong 14 ngày không tưới nước cho đất, phân ruồi lính đen đã tăng cường khả năng giữ ẩm và cải thiện pH đất tốt hơn so với phân gà xử lý và phân trùn quế khi bón cùng lượng.
Nguyễn Vũ Anh Phương
08/06/2020
Yêu cầu tài liệu số
 STT  Tệp tin số  Tải tệp tin 
1. Quy trinh xu li phan ruoi linh den-7tr
Scroll